Tổng số truy cập: 325782
Hôm nayHôm nay114

Tin mới

Tuyển dụng năm 2021

UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG                               CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ                                       Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

        Số:87/TB-SKHCN                                                        Đà Nẵng, ngày 21 tháng 9 năm 2021


THÔNG BÁO
Xét tuyển viên chức các đơn vị sự nghiệp
thuộc Sở Khoa học và Công nghệ năm 2021

        Thực hiện Quyết định số 369/QĐ-SNV ngày 20 tháng 9 năm 2021 của Sở Nội vụ thành phố Đà Nẵng về việc phê duyệt Kế hoạch xét tuyển viên chức các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng năm 2021, Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng thông báo kế hoạch xét tuyển viên chức như sau:

1. Tiêu chuẩn, điều kiện

Theo Kế hoạch số 40/KH-SKHCN ngày 08 tháng 9 năm 2021 của Sở Khoa học và Công nghệ (được phê duyệt kèm theo Quyết định số 369/QĐ-SNV ngày 20 tháng 9 năm 2020 của Sở Nội vụ) đăng trên Trang Thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ tại địa chỉ http://www.dost.danang.gov.vn/.

2. Số lƣợng cần tuyển

10 người (Bảng Thống kê nhu cầu và mô tả vị trí tuyển dụng tại Phụ lục II, III kèm theo).

3. Hình thức, nội dung tuyển dụng a) Hình thức: Xét tuyển

b) Nội dung

- Vòng 1: Kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn của người dự tuyển đăng ký tại Phiếu đăng ký dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm, nếu phù hợp thì người dự tuyển được tham dự vòng 2.

- Vòng 2: Phỏng vấn thí sinh để kiểm tra năng lực, trình độ chuyên môn của người dự tuyển. Nội dung phỏng vấn gồm kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí việc làm và chức danh cần tuyển.

Điểm phỏng vấn tính theo thang điểm 100.

Thời gian phỏng vấn 30 phút/người.

Không thực hiện phúc khảo đối với kết quả phỏng vấn.

4. Thời gian, địa điểm dự kiến tổ chức tuyển dụng

a) Thời gian: Dự kiến từ ngày 20/10/2021 đến 20/11/2021.

b) Địa điểm: Tầng 22, Trung tâm Hành chính thành phố Đà Nẵng, số 24 Trần Phú, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

5. Lệ phí: Theo quy định tại Thông tư số 228/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức.

6. Thời gian nhận Phiếu đăng ký dự tuyển viên chức

Từ ngày 21/9/2021 – 20/10/2021 (mẫu phiếu đăng ký dự tuyển tại Phụ lục I kèm theo).

7. Địa điểm nhận Phiếu đăng ký dự tuyển

Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, điện thoại: 0236.3822860, địa chỉ: 49 Thế Lữ, phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.

Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Đà Nẵng, điện thoại: 0236.3674984, địa chỉ: đường Cẩm Bắc 7, khu dân cư Đông Phước, phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.

Sau khi hết thời hạn nộp phiếu đăng ký dự tuyển, các đơn vị tổng hợp phiếu đăng ký dự tuyển nộp về Sở Khoa học và Công nghệ, tầng 22 Trung tâm Hành chính thành phố để tổ chức kiểm tra và tổ chức các thủ tục liên quan.

Thông tin chi tiết về tuyển dụng viên chức đề nghị truy cập Trang Thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ Đà Nẵng tại địa chỉ http://www.dost.danang.gov.vn/ hoặc liên hệ Văn phòng Sở, tầng 22, Trung tâm Hành chính thành phố Đà Nẵng (điện thoại: 0236.3830214).

Trên đây là Thông báo Kế hoạch xét tuyển viên chức các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng năm 2021./.

Nơi nhận:                                                              GIÁM ĐỐC
- Website của Sở;

- Các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở;                             (đã ký)

- Sở Nội vụ (để b/c);                                            Lê Đức Viên

- Lưu: VT, VP(Dung).

THÔNG BÁO CHUYỂN ĐỔI TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015

Ngày 15/09/2015 Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đã chính thức ban hành tiêu chuẩn ISO 9001:2015 thay thế cho tiêu chuẩn ISO 9001:2008

Các tổ chức được chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 có 3 năm kể từ ngày tiêu chuẩn mới được ban hành để chuyển đổi sang tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Cho nên giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 sẽ hết hiệu lực sau ngày 15/09/2018.

Thông tin cần biết về việc áp dụng tiêu chuẩn mới.

a)   Đối với các tổ chức đã được chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trước ngày 15/09/2015:

- Giấy chứng nhận vẫn còn nguyên giá trị hiệu lực cho tới hết thời hạn ghi trên giấy chứng nhận.

b)   Đối với các tổ chức được chứng nhận trong khoảng thời gian chuyển đổi (từ 15/09/2015 đến hết 14/09/2018):

- Các tổ chức có thể lựa chọn chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 hoặc ISO 9001:2015. 

c)   Đối với các tổ chức được chứng nhận sau ngày 14/09/2018:

- Hoạt động đánh giá chứng nhận sau thời điểm này đều phải theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015

 

QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành Quy định chức ...

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

TRUNG TÂM KỸ THUẬT TIÊU CHUẨN

ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

Số: 31/QĐ-TTKT

Đà Nẵng, ngày 22 tháng 11 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của

các phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc Trung tâm Kỹ thuật

Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

 
   

 

 

GIÁM ĐỐC

TRUNG TÂM KỸ THUẬT TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG

          Căn cứ Quyết định số 2215/QĐ-UBND ngày 25 tháng 6 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng về việc chuyển Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trực thuộc Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sang trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ;

         Căn cứ Quyết định số 3143/QĐ-UBND ngày 06 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng;

Căn cứ Quyết định số 3392/QĐ-UBND ngày 26 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng về việc bổ sung nhiệm vụ đối với Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng;

Căn cứ Quyết định số 344/QĐ-SKHCN ngày 26 tháng 10 năm 2021 của Sở Khoa học và Công nghệ ban hành Quy định phân cấp về quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, công chức, viên chức trong cơ quan hành chính, các đơn vị trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ;

        Theo đề nghị của Trưởng phòng Tổng hợp - Chứng nhận.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 29/QĐ-TTKT ngày 29 tháng 12 năm 2020 của Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ của phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Điều 3. Trưởng phòng Tổng hợp - Chứng nhận, Trưởng các phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc Trung tâm căn cứ Quyết định thi hành./.

 

Nơi nhận:                                                                          

- Như điều 3;                                                    

- Sở KH &CN (để b/c);

- Lưu: VT,THCN.

GIÁM ĐỐC

 

 

(đã ký) 

 

 

Phạm Văn Thọ

 

Khai trương tuyến xe buýt xã hội hoá đầu ...

   Sáng 01/10, Sở GTVT Đà Nẵng đã tổ chức khai trương tuyến xe buýt Thọ Quang - Đại Chánh vào sáng 1/11. Đây là tuyến xe buýt đầu tiên theo Đề án xã hội hoá vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt của TP Đà Nẵng.

Đọc thêm >>

Quyết định công bố công khai số liệu quyết ...

Quyết định công bố công khai số liệu quyết toán ngân sách và hoạt động divhj vụ năm 2017. Tải file tại đây!

Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cần sát với ...

Đất đai là một trong những nội dung thu hút trong Dự thảo (Ảnh: Đăng Khoa).

NDĐT- Ngày 5-11, Quốc hội đã thảo luận lần cuối về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Bảo đảm minh bạch trong thu hồi đất, không nên hành chính hóa bộ máy của Quốc hội, lựa chọn mô hình tổ chức chính quyền địa phương… là những nội dung đáng quan tâm trong chương trình thảo luận này.

Thu hồi đất phải minh bạch

Ông Bùi Mạnh Hùng (Ảnh: Đăng Khoa).

Đại biểu Bùi Mạnh Hùng, tỉnh Bình Phước nhấn mạnh, việc thu hồi đất luôn là vấn đề thời sự và cần thiết trong quá trình phát triển của đất nước, nhưng lại tạo ra sự xung đột về lợi ích của người sử dụng đất với Nhà nước, với các dự án. Do đó, việc thu hồi đất phải mang tính công khai, minh bạch, bồi thường theo quy định pháp luật.
 
Theo ông Hùng, Mục 3 Điều 54 quy định: "Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh, vì lợi ích quốc gia, công cộng, phát triển kinh tế xã hội. Việc thu hồi đất phải bảo đảm công khai, minh bạch, bồi thường theo đúng quy định của pháp luật". Quy định của dự thảo Hiến pháp sửa đổi đã dùng từ "thật cần thiết" theo luật định thể hiện sự cân nhắc kỹ lưỡng, song khái niệm này chưa thật rõ ràng. Trên tinh thần đất đai là sở hữu toàn dân, đề nghị cần quy định rõ Quốc hội, Hội đồng nhân dân (HĐND) cấp tỉnh là cơ quan đại diện cho nhân dân xem xét quyết định mức độ cần thiết sẽ cẩn trọng, hiệu quả và khách quan hơn, tạo sự đồng thuận cao trong quá trình thu hồi đất. Do đó, Mục 3 nên sửa lại là: " Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định và được Quốc hội, HĐND cấp tỉnh xem xét phê duyệt cụ thể vì mục đích quốc phòng an ninh, vì lợi ích quốc gia, công cộng, phát triển kinh tế - xã hội".

Ông Hùng cũng băn khoăn, với khái niệm "quản lý theo quy hoạch" trong quy định ở Mục 1, Điều 54 của dự thảo Hiến pháp sửa đổi vô hình trung đã đặt tính chất pháp lý của quy hoạch ngang với pháp luật. Trong thực tế, quy hoạch diễn ra ở nhiều cấp, nhiều ngành, có quy hoạch vùng hoặc quy hoạch chiến lược... Các quy hoạch này không tránh khỏi sự chồng chéo, có những quy hoạch thiếu khoa học, thiếu thực tế và đã được điều chỉnh nhiều lần. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây lãng phí đất đai trong thời gian qua. Nếu lấy quy hoạch làm cơ sở cho việc quản lý, thu hồi đất đai dễ bị lợi dụng. Do đó, quy hoạch chỉ là một định hướng để sử dụng đất sao cho hiệu quả nhất. Không nên áp đặt tính pháp lý cho công tác quy hoạch. Vấn đề quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nên để cho luật định thì đúng tầm hơn.

Không nên hành chính hóa bộ máy của Quốc hội

Đề cập về thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTV) tại Chương V trong dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi, nhiều đại biểu cho rằng không nên quy định cơ quan này lãnh đạo Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội.

Đại biểu Phùng Văn Hùng, tỉnh Cao Bằng, nhận định, việc giao cho UBTV Quốc hội thẩm quyền lãnh đạo công tác của Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội thật ra là việc hành chính hóa bộ máy của Quốc hội, dễ làm hạn chế tính đại diện, tính độc lập, chủ động của các cơ quan của Quốc hội, của đại biểu Quốc hội. Nên giữ như quy định của Hiến pháp hiện hành. Đó là "Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội".

Cũng theo ông Hùng, quy định tại Khoản 1, Điều 75, Điều 76 Dự thảo Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi) không bảo đảm sự bình đẳng giữa các đại biểu Quốc hội. Về mặt hình thức, quy định này hạ thấp vai trò của các đại biểu Quốc hội là Phó Chủ tịch, Ủy viên Hội đồng Dân tộc, Phó Chủ nhiệm, Ủy viên các ủy ban của Quốc hội. Do vậy, đại biểu đến từ tỉnh Cao Bằng đề nghị giữ nguyên như Điều 94, Điều 95 của Hiến pháp hiện hành, bởi mọi việc liên quan đến đại biểu Quốc hội nên để cho cử tri hoặc cơ quan đại diện cho cử tri - Quốc hội - định đoạt.

Cùng quan điểm với đại biểu Hùng, đại biểu Trần Đình Thu (tỉnh Gia Lai) cũng cho rằng, để thực hiện tốt nhiệm vụ do Quốc hội phân công, Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội cần được bảo đảm vị thế độc lập trong thẩm tra các dự án luật, báo cáo được giao, có thiết chế bảo đảm sự kiểm soát giữa các cơ quan của Quốc hội để các chính sách, quyết định của Quốc hội thể hiện sự đúng đắn, phù hợp khả năng, thực thi trong đời sống xã hội.

Băn khoăn mô hình chính quyền địa phương

Đại biểu Phạm Đức Châu, tỉnh Quảng Trị, nêu ý kiến, Điều 111, Chương IX quy định, chính quyền địa phương tổ chức ở các đơn vị hành chính của Việt Nam phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính, kinh tế đặc biệt. Tuy nhiên, tổ chức, chức năng, quyền hạn chung cũng như quyền được đại diện, được giám sát của nhân dân thông qua cơ quan quyền lực là giống nhau, chỉ khác quy định về thẩm quyền, nhiệm vụ cụ thể, trong đó chủ yếu của cơ quan quản lý nhà nước để phù hợp với đặc điểm đô thị hay nông thôn. Do đó, nên được thể hiện là: Chính quyền địa phương đã tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước ta có thẩm quyền nhiệm vụ phù hợp với đặc điểm nông thôn và đô thị. Việc tổ chức chính quyền ở hải đảo và đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt do luật định.

Tại Khoản 1, Điều 114, quy định về tổ chức chính quyền địa phương như dự thảo Hiến pháp phù hợp với kết quả thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường. Theo quy định đó, mọi cấp chính quyền đều có UBND nhưng không phải mọi cấp chính quyền đều có HĐND. Quốc hội cần xem xét, báo cáo kết quả thí điểm của việc không tổ chức HĐND quận, huyện, phường của Chính phủ và Báo cáo giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để khẳng định mức độ thành công của việc thí điểm, đưa quy định vào ngay trong Hiến pháp, chứ không thể quy định mang tính tùy nghi như dự thảo.

Đại biểu Lê Đắc Lâm, tỉnh Bình Thuận đánh giá, đây lần đầu tiên khái niệm chính quyền địa phương đi vào Hiến pháp nhằm đề cao vai trò của cơ sở, chính quyền địa phương được tổ chức phù hợp với đặc điểm mô hình của từng địa bàn dân cư khác nhau. Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, sẽ tiếp tục xem xét, sửa đổi Luật tổ chức HĐND và UBND cho phù hợp hơn.

* Theo Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, Hiến pháp sửa đổi mang tên Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi), dự kiến có hiệu lực từ ngày 1-1-2014. Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Dự thảo và Nghị quyết về việc thi hành Hiến pháp sửa đổi vào ngày 28-11.

Nguồn:  http://www.nhandan.org.vn

  • Hình 1
  • Hình 2
  • logo1
  • logo2
  • logo3
  • logo4
  • logo5
  • logo6
  • logo7
  • logo8
  • logo9
  • logo10