Tổng số truy cập: 323466
Hôm nayHôm nay50

Thông tin - Thông báo

Phát huy vai trò của công tác kiểm tra, ...

     Kiểm tra, giám sát là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng, có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, sự đoàn kết thống nhất và bảo đảm thực hiện dân chủ trong Đảng, giữ vững kỷ cương, kỷ luật của Đảng; phòng ngừa, ngăn chặn sự suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên; bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, tránh các nguy cơ sai lầm về đường lối, quan liêu, xa dân; góp phần thực hiện vai trò lãnh đạo và sứ mệnh lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam trước giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản.

 

      Trước tình hình thế giới và khu vực hiện nay có nhiều diễn biến phức tạp, khó dự báo về tình hình an ninh chính trị, kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế, nhất là tác động của toàn cầu hóa, sự phát triển mạnh mẽ, nhảy vọt của khoa học - công nghệ, mặt trái của cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế. Tại Đại hội XIII, Đảng ta nhận định: “Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chủ yếu song thế giới đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức như “chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa dân túy đang nổi lên” (1), các vấn đề an ninh phi truyền thống vẫn đang tiếp diễn, đại dịch Covid-19 vẫn có những diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu… Đặc biệt, “Sự chống phá của các thế lực thù địch, tổ chức phản động ngày càng tinh vi hơn”(2). Gần đây, các thế lực thù địch đã triệt để lợi dụng những “điểm nóng” trên các lĩnh vực của Việt Nam nhằm xuyên tạc tình hình phát triển của đất nước, hướng lái những tư tưởng và hành động sai trái, chống đối, bất tuân, bạo lực và bạo động trong cộng đồng nhân dân và xã hội; từ đó lôi kéo, tập hợp những phần tử bất mãn, cơ hội chính trị trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế và chính phủ các nước can dự vào công việc nội bộ của Việt Nam. Ngoài ra, chúng móc nối, xâm nhập vào nội bộ của Đảng, tìm cách phân hóa tổ chức để tìm ra “ngọn cờ” tập hợp lực lượng. “Ngọn cờ” mà các thế lực thù địch hướng tới chính là những phần tử ở ngay trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng nhưng có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, bất mãn chính trị.

 

     Trong khi đó, “những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ và tình hình tham nhũng, lãng phí, tiêu cực... còn diễn biến phức tạp” (3). Nghiêm trọng hơn, “Một bộ phận cán bộ, đảng viên bản lĩnh chính trị không vững vàng, suy thoái về tư tưởng chính trị, còn hoài nghi, mơ hồ về mục tiêu, lý tưởng của Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; một số ít hoang mang, dao động, mất lòng tin; cá biệt còn phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng” (4). Tình trạng này “làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng; nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ”. Đây là những thách thức rất lớn đang đặt ra đối với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng giai đoạn hiện nay.

 

 

     Do đó việc đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tăng cường kỷ cương, kỷ luật của Đảng, ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, tình trạng quan liêu, tham nhũng, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng đã đặt ra yêu cầu cấp thiết đòi hỏi Đảng ta phải đổi mới và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng.

 

     Thực tiễn đã khẳng định, bất kỳ tổ chức nào, muốn tồn tại và phát triển đều phải thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm tra, giám sát thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý của mình. V.I.Lênin đã khẳng định: Khi đường lối, chính sách đã được xác định, phương hướng đã được thông qua thì nhiệm vụ tổ chức thực hiện phải đặt lên hàng đầu và sự lãnh đạo phải “chuyển trọng tâm từ việc soạn thảo các sắc lệnh và mệnh lệnh sang việc lựa chọn người và kiểm tra sự thực hiện”. Hồ Chí Minh đã khẳng định: “...Khi đã có chính sách đúng, thì sự thành công hoặc thất bại của chính sách đó là do nơi cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ và do nơi kiểm tra. Nếu ba điều ấy sơ sài, thì chính sách đúng mấy cũng vô ích”.

 

     Đảng ta xác định kiểm tra, giám sát là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng: Trong suốt quá trình hoạt động, Đảng không những luôn coi trọng mà còn xác định kiểm tra, giám sát là một trong những chức năng, nội dung lãnh đạo của Đảng. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đã khẳng định kiểm tra, giám sát là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng: “Muốn lãnh đạo tốt, … phải tăng cường việc kiểm tra, xem xét để kịp thời phát hiện những kinh nghiệm thành công hoặc thất bại mà bồi bổ cho công tác lãnh đạo của mình. Lãnh đạo mà không kiểm tra thì lãnh đạo sẽ trở thành quan liêu”. Công tác kiểm tra, giám sát là khâu rất quan trọng vì nó là nhiệm vụ thường xuyên của cấp ủy, tổ chức đảng và ủy ban kiểm tra các cấp; đồng thời là một bộ phận rất quan trọng trong công tác xây dựng Đảng cũng như trong toàn bộ công tác lãnh đạo của Đảng. Trong điều kiện Đảng lãnh đạo chính quyền thì càng phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng. Báo cáo xây dựng Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã rút ra một trong năm bài học kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng, trong đó khẳng định công tác kiểm tra, giám sát của Đảng là: “Đảng phải tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác kiểm tra, giám sát. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, quyết định của Đảng để phát huy ưu điểm, phòng ngừa và khắc phục kịp thời sai lầm, khuyết điểm; kiểm tra, giám sát công tác, năng lực và phẩm chất của cán bộ, đảng viên”.

 

     Kiểm tra, giám sát là hoạt động không thể thiếu trong hoạt động lãnh đạo và quản lý, diễn ra trong tất cả các khâu của quy trình lãnh đạo và quản lý. Trước tình hình công tác xây dựng Đảng còn những khuyết điểm, yếu kém, hạn chế, mà một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là do chưa thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, hiệu lực, hiệu quả của công tác kiểm tra, giám sát còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX và các Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 6, lần thứ 9... khoá IX đã đề ra nhiệm vụ và trách nhiệm giám sát của các cấp ủy, tổ chức đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị nhằm tạo chuyển biến trong công tác xây dựng Đảng, công tác kiểm tra, kỷ luật của Đảng. Đồng thời, trước yêu cầu khách quan và tình hình thực tế công tác đổi mới việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng đòi hỏi Đảng ta cần cả “sự giám sát trong nội bộ Đảng” và cả “chịu sự giám sát của nhân dân” thì sẽ giúp cho việc ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, tình trạng quan liêu, tham nhũng, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức; tăng cường kỷ cương, kỷ luật của Đảng, ngăn ngừa các nguy cơ của Đảng cầm quyền; góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã quyết định đưa công tác kiểm tra, giám sát vào Điều lệ Đảng. Điều lệ Đảng khoá X đã bổ sung vào Điều 30, Điều 32 về chức năng, nhiệm vụ kiểm tra, giám sát cho các cấp ủy, tổ chức đảng và ủy ban kiểm tra các cấp.

 

     Mục đích cơ bản của công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng được thể hiện trên ở các mặt sau:

 

     Thứ nhất, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, sự đoàn kết thống nhất và bảo đảm thực hiện dân chủ trong Đảng, giữ vững kỷ cương, kỷ luật của Đảng; phòng ngừa, ngăn chặn sự suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, tránh các nguy cơ sai lầm về đường lối, quan liêu, xa dân của đảng cầm quyền, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng.

 

     Thứ hai, tạo sự chuyển biến tích cực về tư tưởng, nhận thức và hành động trong Đảng đối với công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng, trước hết là trong cấp ủy, đặc biệt là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, tổ chức nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội các cấp. Từng bước hoàn thiện quan điểm, nội dung, phương pháp, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong tình hình mới.

 

      Thứ ba, kịp thời đánh giá đúng ưu điểm của tổ chức đảng và đảng viên để phát huy; phát hiện, làm rõ thiếu sót, khuyết điểm để uốn nắn, khắc phục và xử lý nghiêm minh khi có vi phạm, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; phục vụ việc tổng kết thực tiễn, nhân rộng những nhân tố mới, bổ sung, hoàn thiện và phát triển đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chống tư tưởng bảo thủ, trì trệ, cục bộ, bản vị, chống quan liêu, tham nhũng, tiêu cực.

 

      Thứ tư, tạo sự chuyển biến trong nhận thức, phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân trong xã hội tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Đồng thời thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch của cán bộ, đảng viên và nhân dân tại cơ sở nhằm phát hiện những hạn chế, khuyết điểm của các cá nhân, tổ chức trong việc thực hiện nhiệm vụ; tuyên dương, nhân rộng những cách làm hay, những mô hình sáng tạo, hiệu quả.

 

      Để đạt được mục tiêu trên thì công tác kiểm tra, giám sát phải được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, trước hết là nhiệm vụ của cấp ủy và người đứng đầu cấp ủy. Phải chủ động tiến hành, kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”, lấy “xây” là cơ bản nhưng “chống” phải hết sức quyết liệt. Thực hiện đồng bộ giữa công tác kiểm tra và công tác giám sát với phương châm “giám sát phải mở rộng”, “kiểm tra phải có trọng tâm, trọng điểm”; kịp thời phát hiện nhân tố tích cực để phát huy, khắc phục thiếu sót, khuyết điểm, vi phạm từ lúc mới manh nha. Công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực có tính độc lập tương đối, gắn liền với công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức, phải được tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, thận trọng và chặt chẽ, bảo đảm đúng nguyên tắc, phương pháp công tác theo quy định của Đảng, không có “vùng cấm”, không có “ngoại lệ”, không có đặc quyền, nếu vi phạm phải xử lý công minh, chính xác, kịp thời, đúng nguyên tắc, phương pháp công tác đảng. Tổ chức đảng và đảng viên chịu sự kiểm tra, giám sát của Đảng và chịu sự giám sát của nhân dân.

 

Nguồn internet

Thông tư số 56/2022/TT-BTC hướng dẫn một số nội ...

Thông tư hướng dẫn một số nội dung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; xử lý tài sản, tài chính khi tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập, có hiệu lực từ ngày 01/11/2022.

 

Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/8/2021. Tuy nhiên, khi triển khai áp dụng thực tế, các đơn vị sự nghiệp, các cơ quan liên quan vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong cách xác định tỷ lệ tài chính ở các đơn vị.

 

Mới đây, để kịp thời tháo gỡ những khó khăn trong quá trình triển khai Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 và Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020; ngày 16/9/2022 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư hướng dẫn một số nội dung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; xử lý tài sản, tài chính khi tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.

 

Theo đó, Thông tư ban hành kèm theo các phụ lục các ví dụ về cách xác định mức tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; Phương án tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công (dùng cho đơn vị sự nghiệp báo cáo cơ quan quản lý cấp trên), kèm theo Biểu thuyết minh; Báo cáo tổng hợp phương án phân loại tự chủ tài chính và dự toán thu, chi của các đơn vị sự nghiệp; Quyết định về việc giao quyền tự chủ tài chính cho đơn vị; Nội dung mẫu quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị sự nghiệp công lập; Báo cáo kết quả thực hiện cơ chế tự chủ của đơn vị; Báo cáo tình hình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị SNCL hàng năm và 05 năm (dùng cho Bộ, địa phương báo cáo Bộ Tài chính).

 

Trong đó quy định về điều khoản chuyển tiếp như sau:

 

- Đối với đơn vị sự nghiệp công đã được cơ quan có thẩm quyền giao tự chủ tài chính theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP thì tiếp tục thực hiện theo phương án tự chủ tài chính đã được phê duyệt và rà soát lại phương án tự chủ tài chính theo quy định tại Thông tư này. Trường hợp đơn vị có thay đổi về mức độ tự chủ tài chính, đơn vị xây dựng phương án tự chủ tài chính theo quy định tại Thông tư này để trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

 

- Đối với đơn vị nhóm 4, số dư của các quỹ (nếu có) đã được trích lập từ năm 2021 chuyển sang (gồm: Quỹ bổ sung thu nhập, Quỹ khen thưởng, phúc lợi), đơn vị được tiếp tục sử dụng để chi bổ sung thu nhập, chi khen thưởng, phúc lợi theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

 

Thông tư số 56/2022/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2022.

 

Chi tiết nội dung Thông tư số 56/2022/TT-BTC ngày 16/9/2022 xem tại đây.

Hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát của ...

Một số nội dung về hoạt động kiểm tra, giám sát của Đảng tại Quy định số 22-QĐ/TW ngày 28/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương đã được làm rõ tại Hướng dẫn số 02-HD/TW ngày 9/12/2021 do Ban Bí thư ban hành.

Hướng dẫn số 02-HD/TW nêu rõ, trong công tác kiểm tra, giám sát, các chi bộ phải thường xuyên tự kiểm tra; xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát (xác định cụ thể về nội dung, đối tượng, mốc thời gian, thời gian tiến hành, phương pháp tiến hành, phân công thành viên tổ kiểm tra, giám sát) và tiến hành kiểm tra chấp hành, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, giám sát chuyên đề đối với đảng viên trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên, thực hiện chức trách, nhiệm vụ chuyên môn được giao; thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Đảng.

Chi bộ chủ yếu giám sát thường xuyên đối với đảng viên nơi công tác, sinh hoạt và nơi cư trú; chi bộ có chi ủy, chi bộ có trên 30 đảng viên và đảng viên hoạt động phân tán hoặc có nhiều tổ đảng trực thuộc thì thực hiện giám sát theo chuyên đề.

Nếu phát hiện đảng viên là cấp ủy viên các cấp sinh hoạt tại chi bộ (từ cấp ủy viên cơ sở trở lên) và cán bộ thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý vi phạm trong thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao thì chi bộ báo cáo tổ chức đảng cấp trên trực tiếp để xem xét, kiểm tra hoặc đề nghị tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Hướng dẫn số 02-HD/TW cũng nêu rõ về hoạt động kiểm tra của Ủy ban kiểm tra các cấp. Theo đó, trong thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Đảng, trong kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, nếu đối tượng kiểm tra bị tố cáo hoặc phát hiện thêm nội dung vi phạm mới thì ủy ban kiểm tra (hoặc thường trực ủy ban kiểm tra) xem xét, quyết định bổ sung nội dung kiểm tra và báo cáo chung khi kết thúc kiểm tra (đối với cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy các cấp và chi bộ kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm cũng thực hiện tương tự như trên).

Trong kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, đoàn (tổ) kiểm tra nhận thấy vi phạm đã rõ, đến mức phải thi hành kỷ luật, đồng thời đối tượng kiểm tra tự giác nhận khuyết điểm, vi phạm và hình thức kỷ luật thì trưởng đoàn (tổ) kiểm tra báo cáo thường trực ủy ban hoặc ủy ban kiểm tra xem xét, cho kết hợp thực hiện quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đảng (gọi chung là quy trình kép).

Khi kiểm tra việc thi hành kỷ luật, nếu phát hiện việc kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm không đúng thẩm quyền, quy trình, thủ tục thì chủ thể kiểm tra căn cứ nội dung, tính chất, mức độ vi phạm để xem xét, ban hành quyết định hoặc yêu cầu tổ chức đảng đã quyết định kỷ luật hủy bỏ quyết định đã ban hành, thực hiện quy trình xem xét, thi hành kỷ luật lại đối với tổ chức đảng, đảng viên vi phạm và ban hành quyết định kỷ luật mới theo thẩm quyền.

Ủy ban kiểm tra các cấp hướng dẫn các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy cùng cấp, cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát toàn khóa, kế hoạch thực hiện kiểm tra, giám sát hằng năm; khung chương trình bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ và việc phân công, bố trí cán bộ tham gia thành viên các đoàn (tổ) kiểm tra, giám sát của các tổ chức đảng; tham mưu cho các ban cán sự đảng, đảng đoàn lãnh đạo công tác kiểm tra.

Ủy ban kiểm tra chủ động phối hợp với ban tổ chức cấp ủy (chủ trì) trong việc tham mưu giúp cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy cùng cấp về thẩm định giới thiệu nhân sự tham gia cấp ủy cấp dưới, khen thưởng hoặc luân chuyển, bổ nhiệm, điều động cán bộ kiểm tra giữ các chức vụ thuộc diện cấp ủy cùng cấp quản lý, kiện toàn nhân sự, tổ chức bộ máy ủy ban kiểm tra và cơ quan ủy ban kiểm tra, xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra cấp mình và cấp dưới trực thuộc cấp ủy.

Khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, tùy nội dung, tính chất vụ việc hoặc trường hợp cần thiết, đoàn kiểm tra, giám sát có thể thông qua hội nghị, hoạt động trực tuyến hoặc ủy quyền bằng văn bản để thực hiện.

Chậm nhất 5 ngày kể từ khi có kết quả (kết luận) xử lý đảng viên vi phạm, cấp ủy hoặc ủy ban kiểm tra cùng cấp phải thông báo kết quả bằng văn bản cho cơ quan đã chuyển thông tin, hồ sơ, tài liệu biết (các cơ quan có thẩm quyền quyết định kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án các vụ án, vụ việc).

 

Nguồn internet

Thông tư số 07/2022/TT-BKHCN quy định định mức kinh ...

Ngày 31/5/2022 Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư số 07/2022/TT-BKHCN quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước về tư vấn xây dựng, áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9001:2015 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước.

Theo đó, Thông tư quy định sáu (06) định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước về tư vấn xây dựng, áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 (sau đây gọi tắt là định mức) Hệ thống quản lý chất lượng - các yêu cầu vào hoạt động của cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước, bao gồm:

1. Định mức vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước cấp bộ, ngành tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư;

2. Định mức vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước cấp tổng cục, cục trực thuộc bộ và tương đương tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư;

3. Định mức vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước UBND cấp tỉnh Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư;

4. Định mức vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước UBND cấp huyện, cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cơ quan ngành dọc cấp cục đóng tại địa phương trực thuộc bộ, ngành và tương đương Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư;

5. Định mức vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước cấp Chi cục hoặc tương đương trực thuộc cơ quan cấp Sở, cấp cục trên địa bàn tỉnh, cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND cấp huyện Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư;

6. Định mức vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước UBND cấp xã Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư.

Đối tượng áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính sử dụng ngân sách nhà nước chi cho dịch vụ tư vấn xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015; Tổ chức tư vấn, chuyên gia tư vấn độc lập cung cấp dịch vụ tư vấn xây dựng, áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia; Cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan.

Trung tâm Tiết kiệm năng lượng và tư vấn chuyển giao công nghệ trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Đà Nẵng là đơn vị được giao thực hiện các nhiệm vụ về tư vấn xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015. Với sự ra đời của Thông tư 07/2022/TT-BKHCN, Trung tâm sẽ có cơ sở để hoàn thiện các danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực tư vấn xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015, góp phần xây dựng phương án tự chủ tài chính theo Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021.

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2022. Chi tiết tham khảo tại đây

 

Người đưa tin: Thu Hương

Đại hội Chi bộ Trung tâm Kỹ thuật Tiêu ...

    Sáng ngày 02/11/2022, Chi bộ Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2022-2025.

 

    Đến dự và chỉ đạo Đại hội có đồng chí Lê Đức Viên - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở KH&CN TP. Đà Nẵng và đại diện Lãnh đạo Công đoàn, Chi đoàn thanh niên và phòng chuyên môn của Sở KH&CN.

 

   Tổng kết kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị nhiệm kỳ 2020-2022 của Chi bộ cho thấy, nhiệm kỳ qua Trung tâm đã đạt nhiều thành tích nổi bậc, đặc biệt là việc nhanh chóng ổn định cơ cấu, bộ máy, tổ chức sau khi Trung tâm trực thuộc Sở KH&CN theo Quyết định số 2215/QĐ-UBND ngày 25/6/2021 của UBND thành phố Đà Nẵng. Chi bộ đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tham mưu trình Lãnh đạo Sở và được UBND thành phố ban hành Quyết định số 3143/QĐ-UBND ngày 06/10/2021 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng và Quyết định số 3392/QĐ-UBND ngày 26 tháng 10 năm 2021

Đồng chí Nguyễn Duy Tân – Phó Bí thư Chi Bộ trình bày Dự thảo báo cáo chính trị

của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng về việc bổ sung nhiệm vụ đối với Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng; đồng thời kiện toàn các vị trí lãnh đạo chủ chốt của Trung tâm. Qua đó, ổn định cơ cấu, bộ máy tổ chức và toàn bộ hoạt động của Trung tâm. Chi bộ chỉ đạo chính quyền tích cực hỗ trợ, phục vụ công tác quản lý nhà nước của Sở KH&CN và giải quyết yêu cầu chính đáng của người dân trên địa bàn thành phố. Về hoạt động dịch vụ, trong nhiệm kỳ vừa qua trung tâm đã hoàn thành và vượt chỉ tiêu doanh thu đề ra.

 

  

    Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu theo Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ 2020-2022, Chi bộ đã đạt và vượt 5/6 chỉ tiêu. Bên cạnh việc tổng kết và ghi nhận các ưu điểm và các thành công của Chi bộ trong nhiệm kỳ, Đại hội cũng nêu rõ các hạn chế, tồn tại cùng nguyên nhân chủ quan và bài học kinh nghiệm quý giá cho hoạt động trong thời gian tới.

    Trên cơ sở tổng kết các hoạt động nhiệm kỳ 2020-2022, căn cứ vào tình hình thực tiễn, Nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của Sở Khoa học và Công nghệ trong thời gian tới, Chi bộ xác định phương hướng chung và 10 mục tiêu cụ thể cho nhiệm kỳ 2022-2025. Trên cơ sở tổng kết các hoạt động nhiệm kỳ 2020-2022, căn cứ vào tình hình thực tiễn, Nghị quyết, chủ trương, chính 

Đồng chí Lê Đức Viên - Bí thư Đảng ủy Sở KH&CN

phát biểu chỉ đạo tại Đại hội

sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của Sở Khoa học và Công nghệ trong thời gian tới, Chi bộ xác định phương hướng chung và 10 mục tiêu cụ thể cho nhiệm kỳ 2022-2025. 

  

    Trên cơ sở tổng kết các hoạt động nhiệm kỳ 2020-2022, căn cứ vào tình hình thực tiễn, Nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của Sở Khoa học và Công nghệ trong thời gian tới, Chi bộ xác định phương hướng chung và 10 mục tiêu cụ thể cho nhiệm kỳ 2022-2025. Theo đó, Chi bộ đưa ra các nhiệm vụ và giải pháp tương ứng để đạt được các chỉ tiêu đã đưa ra như khai thác tối đa chức năng nhiệm vụ được UBND thành phố, Sở KH&CN giao; nghiên cứu, đề xuất đầu tư cơ sở vật chất nhằm mở rộng năng lực Trung tâm về kỹ thuật để hỗ trợ quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; kiểm định an toàn trang thiết bị, vật tư y tế và đánh giá chứng nhận hệ thống, sản phẩm phù hợp nhu cầu xã hội,...

 

 

    Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, đồng chí Lê Đức Viên - Bí thư Đảng ủy Sở KH&CN TP. Đà Nẵng đánh giá cao nội dung báo cáo của Chi bộ trình bày tại Đại hội, đặc biệt phản ánh rất đúng, sát với tình hình thực tế tại Chi bộ và đơn vị, thể rõ tính Đảng, tinh thần đoàn kết, thống nhất, tất cả đồng sức đồng lòng vì mục tiêu chung nhằm xây dựng Chi bộ vững 

mạnh, hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Đồng chí Lê Đức Viên đề nghị Bí thư, Phó bí thư Chi bộ nhiệm kỳ mới và mỗi đảng viên phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động, sáng tạo, không ngừng trao dồi phẩm chất chính trị, tự rèn luyện bản thân, nắm chắc và hiểu rõ chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.

 

 

     Đại hội đã bầu các đồng chí Phạm Văn Thọ và đồng chí Nguyễn Duy Tân đảm nhận nhiệm vụ Bí thư và Phó Bí thư Chi bộ nhiệm kỳ 2022-2025. Phát biểu bế mạc tại Đại hội, đồng chí Phạm Văn Thọ đã ghi nhận và cảm ơn các ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Đảng bộ, đồng thời thay mặt Chi bộ khẳng định quyết tâm phát huy năng lực tập thể, đoàn kết, sáng tạo, lãnh đạo đơn vị hoàn thành thắng lợi Nghị quyết của Đại hội Chi bộ TTKT nhiệm kỳ 2022-2025. 

Đồng chí Lê Đức Viên - Bí thư Đảng ủy Sở KH&CN tặng hoa

chúc mừng Bí thư và phó Bí thư nhiệm kỳ 2022-2025

   

 

 

 

Thông tư số 04/2022/TT-BKHCN quy định định mức kinh ...

Ngày 31/5/2022 Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư số 04/2022/TT-BKHCN quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước về duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia, xây dựng quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.

Theo đó, Thông tư quy định 31 định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước về duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia, xây dựng quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường. Cụ thể theo Phụ lục đính kèm Thông tư.

Đối tượng áp dụng:

- Cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước để thực hiện xây dựng quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường;

- Cơ quan, tổ chức được chỉ định giữ chuẩn đo lường quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước để thực hiện dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia;

- Cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về đo lường.

Nội dung định mức kinh tế kỹ thuật thực hiện theo quy định tại Điều 14 Thông tư số 21/2019/TT-BKHCN ngày 18/12/2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ, bao gồm các định mức thành phần như sau: Định mức lao động (định mức lao động trực tiếp, định mức lao động gián tiếp); Định mức máy móc, thiết bị; Định mức vật tư.

 

Thông tư số 04/2022/TT-BKHCN có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2022. Chi tiết tham khảo tại đây.

Được sự quan tâm, hỗ trợ của Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng, công tác giữ, duy trì, bảo quản, kiểm định, hiệu chuẩn chuẩn đo lường tại Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng luôn được chú trọng, đầu tư. Định kỳ hàng năm Trung tâm tiến hành thực hiện nhiệm vụ giữ và duy trì chuẩn đo lường, nhằm đảm bảo duy trì hệ thống chuẩn, trang thiết bị được hoạt động ổn định; kéo dài tuổi thọ chuẩn, trang thiết bị; đảm bảo các điều kiện kỹ thuật để liên kết với chuẩn chính; đảm bảo tuân thủ các quy định, điều kiện của pháp luật về kiểm định hiệu chuẩn, chuẩn đo lường và phương tiện đo theo quy định; đồng thời đảm bảo phục vụ tốt công tác hỗ trợ quản lý nhà nước về đo lường của Sở Khoa học và Công nghệ.

 

Người đưa tin: Thu Hương

  • Hình 1
  • Hình 2
  • logo1
  • logo2
  • logo3
  • logo4
  • logo5
  • logo6
  • logo7
  • logo8
  • logo9
  • logo10