Tổng số truy cập: 333919
Hôm nayHôm nay68

Tin tức chuyên ngành

Sửa đổi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn Kỹ ...

Đây là phát biểu của Thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Xuân Định tại Hội thảo khoa học trao đổi, thảo luận về các nội dung trong hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn Kỹ thuật.

 

Luật TC&QCKT số 68/2006/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/6/2006 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007 (sau đây gọi là “Luật TC&QCKT”) là văn bản pháp luật quan trọng, điều chỉnh các quan hệ liên quan đến tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Luật được xây dựng và ban hành trong bối cảnh Việt Nam đàm phán, gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), yêu cầu Việt Nam phải hoàn thiện khung pháp lý về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, tăng cường tính minh bạch trong xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, loại bỏ rào cản kỹ thuật thương mại không cần thiết, thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại toàn cầu.

Qua 15 năm triển khai thực hiện, Luật TC&QCKT đã tạo chuyển biến tích cực đối với hoạt động liên quan đến tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đáp ứng quy định của Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Hiệp định TBT) của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và thông lệ quốc tế, góp phần thúc đẩy nâng cao năng suất chất lượng, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa và thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa chủ lực của Việt Nam.

Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam ngày càng tham gia, hợp tác quốc tế sâu rộng về thương mại tự do theo các Hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, RCEP dẫn đến việc thực thi các Hiệp định này cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ ngày càng đối mặt nhiều quy định, yêu cầu nghiêm ngặt về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tại các thị trường nước ngoài.

Bên cạnh đó, với chủ chương của Đảng, Chính phủ khuyến khích doanh nghiệp tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu đối với sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ; nhu cầu đổi mới sáng tạo và tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; yêu cầu đổi mới mô hình quản lý khoa học công nghệ, phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia; vai trò, tầm ảnh hưởng ngày càng lớn của các hiệp hội, doanh nghiệp trong xây dựng, phát triển hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho thấy Luật TC&QCKT trải qua thực tiễn hơn 15 năm thi hành đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập cần được sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng thực tiễn khách quan, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, bảo đảm thi hành các cam kết về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong các FTA thế hệ mới mà Việt Nam đã ký kết.

 

Thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Xuân Định phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: Trương Vân)

 

Phát biểu tại Hội thảo, TS Lê Xuân Định, Thứ trưởng Bộ KH&CN cho biết, thực hiện nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch thực hiện Kết luận số 19- KL/TW của Bộ Chính trị về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Quyết định số 2114/QĐ-TTg ngày 16/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị, theo đó, giao Bộ KH&CN chủ trì, phối hợp các Bộ, cơ quan liên quan thực hiện quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trình Chính phủ Đề nghị xây dựng Luật để sửa đổi, bổ sung Luật TC&QCKT, Bộ KH&CN đã hoàn thiện hồ sơ và gửi lấy ý kiến các bộ ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức liên quan. Nhằm tiếp tục hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật, Bộ KH&CN tổ chức Hội thảo khoa học để trao đổi, thảo luận, góp ý về các nội dung trong hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật TC&QCKT.

"Luật TC&QCKT được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006 như một minh chứng khẳng định rằng Việt Nam đã sẵn sàng tiến vào thế giới mở, sẵn sàng tham gia quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Qua hơn 15 năm thực hiện Luật TC&QCKT, hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đã được nâng lên cả chất và lượng, công tác kế hoạch, xây dựng, thẩm định, ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đã chặt chẽ hơn; phân công thẩm quyền, trách nhiệm và sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức minh bạch hơn, phù hợp quy định WTO và thông lệ quốc tế, không chỉ góp phần đảm bảo an toàn chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trên thị trường mà còn đóng góp lớn vào thúc đẩy nâng cao năng suất chất lượng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa chủ lực của Việt Nam ra thế giới", Thứ trưởng Bộ KH&CN nói.

 Lãnh đạo Bộ KH&CN, Tổng cục TCĐLCL điều hành phiên thảo luận.

 

Cũng theo Thứ trưởng Lê Xuân Định, đến nay, Bộ KH&CN đã công bố hơn 13.000 TCVN, đạt tỷ lệ hài hòa tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực 60%. Các bộ, ngành, địa phương ban hành trên 800 QCVN, Quy chuẩn kỹ thuật địa phương (QCĐP) tập trung vào đối tượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ quan trọng trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, kiểm soát môi trường, kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, công nghệ thông tin, an toàn thực phẩm, PCCC… 

Luật TC&QCKT là cơ sở pháp lý quan trọng để Việt Nam tham gia ký kết các Hiệp định thương mại tự do, trong đó có những đối tác quan trọng như Anh, Canada, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, Úc, đặc biệt Việt Nam đã hoàn tất một số hiệp định thế hệ mới mang tính chiến lược như EVFTA, CPTPP, RCEP...

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được thì trong bối cảnh kinh tế - chính trị thế giới có nhiều thay đổi khó lường, tác động của Cách mạng Công nghiệp 4.0 cho thấy Luật TC&QCKT đã bộc lộ những hạn chế, bất cập nhất định, liên quan đến các vấn đề cốt lõi như chiến lược quốc gia trong phát triển hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hoàn thiện hạ tầng chất lượng quốc gia, hợp tác quốc tế trong bối cảnh Việt Nam đã ký kết nhiều FTA thế hệ mới, thúc đẩy xã hội hóa hoạt động tiêu chuẩn... đã được nêu cụ thể tại hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật.

Thứ trưởng Bộ KH&CN nhấn mạnh, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đưa ra tầm nhìn và định hướng phát triển đất nước, trong đó, nhấn mạnh hai nội dung. Thứ nhất, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả. Thứ hai, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, gắn kết hài hoà, hiệu quả thị trường trong nước và quốc tế.

Đây là hai trong những mục tiêu, định hướng mà Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật TC&QCKT hướng tới. Các nội dung được xem xét sửa đổi, bổ sung không chỉ khắc phục tồn tại, bất cập trong Luật TC&QCKT hiện hành, mà quan trọng hơn, sẽ thể hiện tầm nhìn, chiến lược của Việt Nam trong sân chơi quốc tế, khu vực.

Đông đảo các đại biểu tham dự hội thảo. 

 

"Để đất nước có thể phát triển nhanh hơn, mạnh mẽ hơn nữa chúng ta cần tích cực hơn trong phát triển KT-XH, chủ động hơn trong hội nhập kinh tế quốc tế. Tôi tin rằng, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật là những công cụ hữu hiệu để đạt được mục tiêu này, giúp nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên thị trường thương mại quốc tế", Thứ trưởng Lê Xuân Định cho hay.

Tại Hội thảo, các đại biểu cũng được nghe phía Tổng cục TCĐLCL trình bày Dự thảo Báo cáo đánh giá tổng kết thi hành Luật TC&QCKT do bà Phạm Thị Phương Thảo, Phó Vụ trưởng Vụ Tiêu chuẩn trình bày; Dự thảo Báo cáo đánh giá tác động chính sách của Luật TC&QCKT do ông Nguyễn Văn Khôi, Vụ trưởng Vụ Tiêu chuẩn trình bày; Dự thảo đề cương sửa đổi Luật TC&QCKT do TS Hà Minh Hiệp, Phó tổng cục trưởng Phụ trách Tổng cục trình bày. Đồng thời, thảo luận, trao đổi, góp ý về các nội dung trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật TC&QCKT.

Những nội dung chính được rà soát, sửa đổi, bổ sung trong Luật TC&QCKT

Thông qua công tác tổng kết 15 năm thực hiện Luật, khảo sát, đánh giá tại các Bộ ngành, địa phương, Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất sửa Luật TC&QCKT tập trung vào một số nội dung trọng tâm sau:

- Thúc đẩy hội nhập quốc tế sâu rộng và triển khai đầy đủ các cam kết quốc tế trong FTA thế hệ mới về yêu cầu minh bạch hoá.

- Xây dựng chiến lược tiêu chuẩn hóa quốc gia và phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia.

- Đẩy mạnh xã hội hóa trong hoạt động xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn; Nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp giữa các bộ ngành, địa phương và cơ chế, chính sách thu hút, đào tạo nhân lực hoạt động trong hoạt động tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

- Nâng cao hiệu quả tổ chức, hoạt động của ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia; Hoàn thiện quy định về nguyên tắc, căn cứ, trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, công bố, ban hành TCVN, QCVN, QCĐP.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng, quản lý tiêu chuẩn cơ sở của doanh nghiệp, hiệp hội, ngành hàng.

- Tạo thuận lợi cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tiếp cận dễ dàng hơn thông tin về TCVN, QCKT, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn nước ngoài, đồng thời đảm bảo hiệu quả của hoạt động quản lý, khai thác tiêu chuẩn.

- Tăng cường tính hiệu quả của hoạt động đánh giá sự phù hợp, tuân thủ cam kết FTA thế hệ mới.


Nguồn: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

st: TH

KIỂM TRA TÌNH HÌNH ÁP DỤNG, DUY TRÌ HỆ ...

 

Thực hiện Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bộ, ngành, UBND cấp tỉnh kiểm tra tối thiểu mỗi năm một lần đối với việc xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 tại các cơ quan hành chính, ngày 25 tháng 02 năm 2022 Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Quyết định số 556/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch kiểm tra tình hình xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 tại các cơ quan hành chính của thành phố Đà Nẵng năm 2022.

 

     Trong đó, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (sau đây gọi tắt là Trung tâm) tham gia đoàn kiểm tra với vai trò tổ chức chứng nhận, đã đăng ký và được cấp giấy xác nhận đủ điều kiện thực hiện đánh giá hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 đối với cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước theo Quyết định số 3210/TĐC-HCHQ ngày 28 tháng 10 năm 2021 của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

 

    Ngày 11/8/2022, các chuyên gia của Trung tâm đã thực hiện đánh giá theo hệ thống, khách quan để xác định mức độ phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 của Hệ thống quản lý chất lượng của UBND huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.

 

 

    Quá trình đánh giá tại UBND huyện Hòa Vang, các chuyên gia của Trung tâm cũng đã đưa ra các điểm không phù hợp, cần khắc phục và những điểm lưu ý cải tiến nhằm hoàn thiện hơn nữa Hệ thống quản lý chất lượng của UBND huyện chi tiết tại từng bộ phận, phòng ban có giải quyết thủ tục hành chính cho công dân. Tại cuộc họp kết thúc, lãnh đạo UBND huyện cũng đã quyết liệt chỉ đạo khắc phục những vấn đề, tồn tại và đề nghị toàn bộ hệ thống quyết tâm không để các vấn đề tái diễn, hướng tới hồ sơ của công dân được trả đúng hạn, không để công dân phải đi lại nhiều lần và có văn bản xin lỗi trong trường hợp những hồ sơ cần gia hạn thời hạn giải quyết so với quy định, nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính cho công dân tại địa bàn.

 

    Với nhiều đặc điểm về bối cảnh của tổ chức so với các quận khác trong thành phố như địa bàn rộng, dân cư thuộc địa bàn nhiều thành phần và trình độ khác nhau, việc đảm bảo thực hiện các quy trình xử lý công việc đối với các thủ tục hành chính cấp quận huyện thuộc hệ thống quản lý quản lý chất lượng còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên với mục tiêu phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn, lãnh đạo UBND huyện Hòa Vang cam kết duy trì áp dụng, cải tiến, khắc phục hạn chế nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu lực Hệ thống quản lý chất lượng đã xây dựng đồng thời yêu cầu các cán bộ, công chức của UBND huyện nỗ lực giải quyết các thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu quy định của các văn bản pháp luật có liên quan.

 

Tác giả: Phương Thảo 

ISO 9001: 2015 và hơn nữa của tiêu ...


Sau 28 năm phát triển của tiêu chuẩn ISO 9001 kể từ lần ban hành đầu tiên vào năm 1987 cho đến lần ban hành 5 của ISO 9001:2015, có thể không ngoa rằng tiêu chuẩn quản lý chất lượng là đầu vào của hầu hết các tổ chức và đã gặt hái được thành công lớn nhất trong các tiêu chuẩn quản lý tại 180 quốc gia với hơn 1129646 chứng chỉ trên toàn cầu theo Survey ISO 2013.



Nhìn về tương lai

Xuất bản lần đầu vào năm 1987, ISO 9001 đã liên tục được nổi tiếng nhất của các tiêu chuẩn ISO. Bây giờ, xây dựng cho tương lai trên 25 năm thành công tiếp theo đối với phiên bản ISO 9001:2015, Ủy ban kỹ thuật ISO / TC 176 và Ban Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng SC, Tiểu ban SC 2, hệ thống chất lượng, đang đặt nền móng cho thế hệ tiếp theo của các tiêu chuẩn quản lý chất lượng này từ năm 2008.

Việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc “Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế – Sustainable development, đồng thời cùng với các yếu tố: “Toàn vẹn môi trường – Environmental integrity” và “Công bằng xã hội – Social equity” trở thành nền tảng cơ bản của phát triển bền vững bới 3 yêu tố này.


Hoạt động chứng nhận của bên thứ ba vẫn sẽ là động lực chính trong việc thúc đẩy xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001. Tuy nhiên, hệ thống quản lý chất lượng có thực sự giúp các tổ chức đạt được thành công một cách lâu dài hay không còn quan trọng hơn nhiều.

Nguyên tắc quản lý chất lượng xem xét lại

Cả hai tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 9004 hiện nay được dựa trên một bộ tám nguyên tắc quản lý chất lượng. Chúng được phát triển vào giữa những năm 1990 bởi một nhóm nhỏ các chuyên gia đã quen thuộc với các giáo lý và triết lý về chất lượng lớn “bậc thầy” của thế kỷ trước. Những nguyên tắc này, cùng với một lời giải thích về cách thức tổ chức có thể được hưởng lợi từ các ứng dụng của họ, có sẵn trong các nguyên tắc quản lý tài liệu chất lượng, có thể được tải về miễn phí từ trang web của ISO.

ISO / TC 176 và SC 2, trong sự hợp tác với các đối tác của mình tại SC 1, khái niệm và thuật ngữ, gần đây đã thực hiện một đánh giá đầy đủ về các nguyên tắc quản lý chất lượng. Từ đó, nó được báo cáo rằng họ đã đứng trước thử thách của thời gian, và chỉ có một vài điều chỉnh nhỏ là cần thiết để cập nhật chúng cho các thế hệ tiếp theo của tiêu chuẩn quản lý chất lượng. Xem 7 nguyên tắc của quản lý chất lượng được cập nhật trong Phụ lục A – Nguyên tắc quản lý chất lượng của ISO/CD 9001:2015.

Phiên bản ISO 9001 tiếp theo

Kể từ khi công bố sửa đổi nhỏ đối với tiêu chuẩn ISO 9001 vào năm 2008, SC 2 đã thực hiện nghiên cứu sâu rộng và chuẩn bị cho việc sửa đổi quan trọng tiếp theo (dự kiến ban hành vào tháng 9 năm 2015). Điều này bao gồm các hoạt động như:

    Xây dựng một kế hoạch chiến lược dài hạn cho SC2 và sản phẩm của mình.
    Thực hiệnmột số hội thảomở trong SC2 phiên họp toàn thể bao  tương tác với người sử dụng của tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 9004
    Tham gia vào công việc của các phần điều phối Nhóm ISO /TMB kỹ thuật, nhằm tăng cường sự liên kết của các tiêu chuẩn hệ thống quản lý ISO bằng cách phát triển một cấu trúc cao cấp phổ biến, định nghĩa thông thường và một số văn bản thông thường
    Nghiên cứu các xu hướng mới nhất trongquản lý chất lượng, bao gồm cả việc phân tích khái niệmmới mà có thểđược xem xétđể đưa vàocác phiên bảntương lai của tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 9004.
    Phân tích dữ liệu từ một cuộc khảo sát dựa trên web của người sử dụng và người sử dụng tiềm năng của tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 9004, được tiến hành trong 10 ngôn ngữ, với tổng số 11 722 phản hồi từ 122 quốc gia. Kết quả của các hoạt động này, cùng với hệ thống các tiêu chuẩn ISO 9001 đã được hoàn thành tháng 3 năm 2012, chỉ ra rằng trong khi có sự hài lòng vẫn còn đáng kể với phiên bản hiện tại của tiêu chuẩn, hầu hết mọi người xem xét một phiên bản thích hợp. Điều này là để giữ cho tiêu chuẩn ISO 9001 có liên quan, phản ánh những thay đổi trong môi trường của mình, và đảm bảo nó tiếp tục cung cấp “sự tự tin vào khả năng của tổ chức để luôn cung cấp sản phẩm đáp ứng khách hàng và các yêu cầu luật định và quy định áp dụng”.

     Tại cuộc họp đầu tiên của ISO / TC 176 / SC 2/24 WG, sửa đổi của tiêu chuẩn ISO 9001, ở Bilbao, Tây Ban Nha, tháng tám năm 2012, đề nghị hạng mục mới cho việc sửa đổi các tiêu chuẩn ISO 9001 đã được phát triển, cùng với một thiết kế dự thảo kỹ thuật và kế hoạch dự án. Nhóm cũng phát triển một dự thảo sơ bộ về cách thức tiêu chuẩn mới có thể nhìn sau sự tích hợp của phiên bản hiện tại của tiêu chuẩn ISO 9001 với các văn bản phổ biến từ Annex SL 2013 of the ISO Directives. Tham khảo http://isotc.iso.org/livelink/livelink/open/tc176SC2public

Tiến trình ban hành tiểu chuẩn ISO 9001:2015


 ISO / DIS 9001: 2015 phiên bản với Cấu trúc cấp cao với mười yêu cầu chính

ISO phát triển ISO Guide 83 đã được chấp nhận và xuất bản Phụ lục SL 2013. Các nỗ lực để thống nhất tất cả các tiêu chuẩn của hệ thống quản lý và tạo ra các cấu trúc thống nhất các tiêu chuẩn là lý do tại sao Phụ lục SL được xuất bản. Tất cả các tiêu chuẩn của hệ thống quản lý sẽ có cùng một cấu trúc cấp cao (High-level structure (HLS) của Phụ lục SL này theo 10 điều khoản sau đây:
                                                         SO SÁNH CẤU TRÚC
                     ISO 9001: 2015                                                     ISO 9001: 2008


1. Phạm vi                                                                   1. Phạm vi
2. Tài liệu viện dẫn                                                        2. Tài liệu viện dẫn
3. Thuật ngữ và định nghĩa                                            3. Thuật ngữ và định nghĩa
4. Bối cảnh của Tổ chức                                               4. Hệ thống quản lý chất lượng
5. Lãnh đạo                                                                  5. Trách nhiệm của Lãnh đạo
6. Kế hoạch                                                                 6. Quản lý nguồn lực
7. Hỗ trợ                                                                      7. Tạo sản phẩm
8. Điều hành                                                                 8. Đo lường, phân tích và cải tiến
9. Đánh giá hiệu suất
10.Cải tiến

Nguồn Internet

Đảng ủy Sở Khoa học và Công nghệ tổ ...

Ngày 05.8.2022, Đảng ủy Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5, khóa XIII tại Hội trường số 1, tầng 2, Trung tâm Hành chính thành phố với hơn 120 đảng viên, công chức, viên chức, lao động toàn Sở tham gia nghiên cứu, học tập.

Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Thị Ngọc Tuyết, Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố. Về phía Sở Khoa học và Công nghệ có đồng chí Vũ Thị Bích Hậu, Phó Bí thư Đảng ủy Sở, Phó Giám đốc Sở và hơn 120 đảng viên, công chức, viên chức lao động toàn Sở tham gia nghiên cứu, học tập.

 

Hội nghị diễn ra trong hơn 1 buổi, các đại biểu được học tập, quán triệt 04 Nghị Quyết Hội nghị Trung ương 5, khóa XIII do đồng chí Phạm Châu Huỳnh, Đảng ủy viên, Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học trình bày, cụ thể:

 

- Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 16-6-2022 về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao.

- Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16-6-2022 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

- Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 16-6-2022 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới.

- Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 16-6-2022 về tăng cường củng cố xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong giai đoạn mới.

 

Nội dung được trình bày cô đọng, dễ hiểu, nêu lên được tính trọng điểm, trọng tâm của từng chuyên đề. Trên cơ sở nội dung học tập, định hướng cấp ủy các cấp, Sở Khoa học và Công nghệ tiếp tục nghiên cứu, vận dụng, xây dựng các chương trình, kế hoạch phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của ngành, góp phần đưa Nghị quyết Hội nghị đi vào thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội, hoàn thành các nhiệm vụ chính trị do Thành ủy và UBND thành phố giao.

 

Theo: Sở KH&CN Đà Nẵng

st: TH

ISO 9001:2015 - Cập nhật những thay đổi của ...

Theo lộ trình, vào năm 2015 phiên bản mới của tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 chính thức được áp dụng. Hiện nay "Bản dự thảo" tiêu chuẩn ISO 9001:2015 đã được công bố. Tuy nhiên "dự thảo" có nghĩa tài liệu vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu của các tổ chức/ cơ quan hữu quan khác nhau và có thể vẫn còn những thay đổi cuối cùng
Gần như chắc chắn rằng sẽ không có thay đổi lớn giữa các phiên bản phát hành chính thức vào năm 2015 và dự Bản thảo này. Sẽ có bao nhiêu thay đổi từ tiêu chuẩn ISO 9001: 2015 CD? Điều này sẽ phụ thuộc vào việc tiếp nhận và phản ứng đối với dự thảo hiện nay.



Dưới đây là các thay đổi chính:

1, Cấu trúc tiêu chuẩn: 8 điều khoản ISO 9001: 2008, thay thế bằng 10 điều khoản ISO 9001: 2015.
- Điều 1: Phạm vi: Không thay đổi
- Điều 2: Tiêu chuẩn viện dẫn: Không thay đổi
- Điều 3: Thuật ngữ và định nghĩa: Không thay đổi
- Điều 4: Bối cảnh của tổ chức
- Điều 5: Sự lãnh đạo
- Điều 6: Hoạch định
- Điều 7: Hỗ trợ
- Điều 8: Vận hành
- Điều 9: Đánh giá hoạt động
- Điều 10: Cải tiến

Việc ban hành tiêu chuẩn được dự kiến vào Quý 4 năm 2015, Như đã xác định ở trên, tiêu chuẩn này vẫn đang trong giai đoạn sửa đổi. Tại thời điểm này, Quý doanh nghiệp chưa cần thay đổi ngay HTQLCL của mình.

 

 

 

 

  • Hình 1
  • Hình 2
  • logo1
  • logo2
  • logo3
  • logo4
  • logo5
  • logo6
  • logo7
  • logo8
  • logo9
  • logo10